Mặc dù, không bắt buộc phải có sơn lót mạ kẽm, nhưng nó lại là điều kiện đủ để đảm bảo cho lớp sơn phủ hoàn thiện bên ngoài bám chắc vào bề mặt kẽm. Nhờ đó mà vật liệu kim loại được bảo vệ tốt hơn và màng sơn không bị phai màu, bong tróc. Vậy hãy cũng tìm hiểu kĩ hơn về dòng sơn này nhé.
1. Vai trò của sơn lót mạ kẽm
Tương tự như các dòng sơn khác, sơn lót mạ kẽm có 02 vai trò chính là: bảo vệ và trang trí. Tuy nhiên, vai trò này có gì khác biệt? Cụ thể là như sau:
– Đối với chức năng chống rỉ:
Điểm nổi bật của kim loại mạ kẽm là khả năng oxy hoá chậm hơn nhiều so với sắt thép truyền thống. Hiển nhiên là do lớp mạ kẽm được phủ bên ngoài giúp cho vật liệu kim loại có khả năng kháng hoá chất, nước mưa, nước muối, chống rỉ sét rất tốt.
Tuy nhiên, bản thân kẽm cũng là 01 kim loại có thể bị ăn mòn nếu tiếp xúc với nhiều tác nhân oxy hoá trong thời gian dài. Vì vậy, sơn mạ kẽm chống rỉ sẽ bảo vệ cho chính bề mặt vật liệu này.
– Đối với chức năng trang trí:
Thông thường, lớp sơn phủ ngoài cùng sẽ làm tăng thẩm mỹ cho vật liệu mạ kẽm. Tuy nhiên, bề mặt kẽm vốn bằng phẳng, trơn trượt và khó bám dính sơn. Vì vậy, sơn lót sẽ có vai trò trung gian, liên kết giữa vật cần sơn với lớp sơn màu hoàn thiện bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: 3+ gợi ý từ bảng màu sơn mạ kẽm mới nhất hiện nay
2. Sơn lót kẽm nào phổ biến trên thị trường hiện nay?
Có 02 loại sơn lót kẽm, đó là:
Sơn kẽm 1 thành phần
Là dòng sơn chứa thành phần nhựa Alkyd được sử dụng phổ biến hiện nay, phù hợp với vật liệu mạ kẽm ở trong nhà hoặc ngoài trời, nhưng chỉ có mức chịu đựng giới hạn đối với sự thay đổi điều kiện môi trường (nhiệt độ, ánh nắng, nước mưa…).
Sơn lót 1 thành phần dễ dàng sử dụng do bỏ qua bước pha trộn giữa phần sơn và chất đóng rắn như dòng sơn 2 thành phần. Tuy nhiên, để bảo vệ kết cấu công trình trong điều kiện khắc nghiệt hơn, thì sơn lót 2 thành phần mới đáp ứng được.
Sơn lót kẽm 2 thành phần
Là dòng sản phẩm cao cấp thuộc hệ sơn Epoxy (nên nó còn được biết đến với tên là: sơn lót kẽm epoxy, sơn epoxy giàu kẽm, sơn phá kẽm…): Mang lại độ bền và tuổi thọ cao cho bề mặt sơn mạ kẽm, inox trước sự ảnh hưởng khắc nghiệt từ môi trường.
Một số thương hiệu sơn lót kẽm được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện này như là:
Giá sơn lót kẽm cao hay thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm và nhà sản xuất của từng loại sơn. Chính vì những ưu điểm vượt trội nên dòng sơn lót epoxy giàu kẽm thường có mức giá cao hơn so với sơn lót 1 thành phần.
3. Hướng dẫn thi công sơn lót kẽm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, dụng cụ sơn hoặc máy móc cần thiết, việc thi công sơn lót kẽm được tiến hành như sau:
– Làm sạch bề mặt
Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, các vết rỉ sét (nếu có) bám trên bề mặt kẽm. Bước này cần được thực hiện kĩ càng, vì loại bỏ được hết những tạp chất này thì lớp sơn lót mới bám tốt trên bề mặt kẽm. Tuy nhiên, việc loại bỏ tạp chất cũng phải được tiến hành cẩn thận để tránh làm trầy xước hay bong tróc đến bề mặt mạ kẽm này.
– Thực hiện sơn lót
Sau khi mở nắp, cần pha loãng phần sơn với dung môi theo tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo. Sử dụng thiết bị cầm tay hoặc máy khuấy để khuấy trộn đều, tạo thành hỗn hợp đồng nhất trước khi sơn.
Dùng súng phun, chổi quét hoặc cọ lăn để tiến hành sơn. Không nên sơn lót quá dày (chỉ 1-2 lớp là đủ) và phải đảm bảo lớp sơn lót phủ kín, đồng đều trên khắp bề mặt kẽm. Đợi sơn lót đủ khô mới thực hiện các sơn các lớp tiếp theo.
– Một số lưu ý
Để sơn lót phát huy tốt vai trò của mình, nên mua sơn đồng bộ của cùng một nhà sản xuất, hạn chế pha sơn của hãng này với dung môi của hãng khác. Ngoài ra, cần phải bảo quản kín phần sơn còn thừa nếu chưa sử dụng tới.
Hãy chú ý đến điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) để việc thực thi diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn.
Tìm hiểu thêm: Quy trình sơn hộp kẽm đạt độ bền cao
Có thể thấy rằng, để bất kì bề mặt sơn nào trở nên bền đẹp theo thời gian, thì việc sử dụng sơn lót kẽm là rất quan trọng. Đặc biệt là những công trình ngoại thất, quy mô công nghiệp thì không thể thiếu lớp sơn lót này. Chúc bạn sẽ hoàn thiện được các dự án xây dựng đẹp mỹ mãn với dòng sơn lót kẽm.