Ngày nay, các vật liệu mạ kẽm ngày càng trở nên phổ biến hơn so với kim loại truyền thống nhờ khả năng chống rỉ, chống ăn mòn và bền bỉ theo thời gian. Cũng chính vì vậy, các nhà sản xuất cho ra đời màu sơn mạ kẽm để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và hoàn thiện diện mạo cho cấu trúc công trình.
1. Phân loại sơn màu kẽm
Sơn màu cho vật liệu mạ kẽm cũng không khác gì sơn màu cho kim loại nói chung. Bản chất đều là lớp sơn phủ tạo màu bên ngoài giúp bảo vệ sản phẩm và tạo màu sắc hài hoà, bắt mắt, tăng tính thẩm mỹ cho cấu trúc tổng thể.
Hiện nay, phân loại theo thành phần thì có 02 dòng sơn màu mạ kẽm. Đặc điểm của mỗi dòng sơn này như sau:
1.1. Sơn gốc nước acrylic
Là dòng sơn phủ cao cấp giúp hoàn thiện, trang trí và bảo vệ các bề mặt sắt, thép truyền thống và vật liệu mạ kẽm. Với thành phần là gốc nước, dòng sơn này có thời gian khô nhanh, độ bóng cao, có khả năng chịu nhiệt, chống trầy xước và bền bỉ trước sự oxy hoá trong thời gian nhất định.
Sơn nước acrylic có bảng màu đa dạng, tươi sáng, phù hợp với nhiều thiết kế hiện đại, xu hướng mới mẻ. Vì là sơn gốc nước nên nó nhẹ mùi hơn, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
1.2. Sơn kẽm gốc dầu
Trong đó, sơn mạ kẽm 2 thành phần được biết đến nhờ việc sở hữu nhiều lợi điểm vượt trội hơn so với các dòng sơn 1 thành phần. Không những thế, bảng màu sơn kẽm 2 thành phần (hay bảng màu sơn expo) còn đa dạng lựa chọn, giúp đáp ứng cho nhiều phong cách thẩm mỹ và mục đích sử dụng khác nhau.
Sơn kẽm gốc dầu có độ bóng cao, chống ẩm tốt hơn so với sơn gốc nước, bền vì nhiệt, chống sự ăn mòn do hoá chất, mưa gió và nước biển mặn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng sơn lót trước khi phủ một lớp sơn dầu bên ngoài. Ngoài ra, một số dung môi dùng cho sơn dầu chứa mùi độc hại và ảnh hưởng đến môi trường.
Tìm hiểu thêm: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng sơn lót iNDU ECO
2. Các màu sơn mạ kẽm phổ biến nhất
Bên cạnh sự đang dạng màu sơn cho kim loại mạ kẽm như: cam, đỏ, trắng, vàng, các tông màu xanh (xanh lá cây, xanh lam, xanh cẩm thạch) thì dưới đây là những màu sơn cơ bản được áp dụng nhiều nhất hiện nay là:
2.1. Sơn kẽm màu gỗ
Việc trang trí nội – ngoại thất bằng vật liệu gỗ vốn dĩ được rất nhiều người ưa chuộng vì mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, các sản phẩm gỗ thường có giá thành cao, lại dễ bị mối mọt, hư hỏng do khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Thế nên, các hãng sản xuất đã nhanh chóng cho ra đời sơn kẽm màu gỗ là giải pháp thay thế phù hợp cho người dùng. Không chỉ vậy, kĩ thuật sơn vân gỗ hay sơn tạo vân được nhiều thợ sơn quan tâm để tạo ra những sản phẩm mạ kẽm giả gỗ như thật.
2.2. Sơn nhũ mạ kẽm
Gam màu nhũ được sử dụng để sơn mạ kẽm vô cùng đa dạng. Được lựa chọn nhiều hơn cả là màu nhũ bạc, nhũ vàng, nhũ đồng, hay nhũ ánh kim màu hồng bạc. Sơn màu nhũ khiến cho các bộ phận ngôi nhà có cấu trúc lớn (cửa nhà) trở nên trang trọng, lấp lánh mà không quá chói mắt, khó chịu.
Sơn nhũ mạ kẽm cũng giúp các vật liệu kim loại trong nhà thêm phần thu hút, bắt mắt và không ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của không gian.
2.3. Sơn mạ kẽm màu đen
Đây là tông màu cơ bản mà bất kỳ dòng sơn nào cũng có. Sơn mạ kẽm màu đen được ứng dụng cho các sản phẩm trong nhà và ngoài trời, sơn lên sắt mạ kẽm, thép mạ kẽm, inox, tôn kẽm, vật liệu bằng nhôm… Ngoài ra, màu sơn này được sử dụng cho các chi tiết, thiết bị nhỏ hoặc là sơn lên những chi tiết trên cửa kim loại mạ kẽm để tạo điểm nhấn.
2.4. Sơn mạ kẽm màu ghi
Nếu bạn không thích sắc màu đen qua tối hay tông màu trắng quá sáng thì sơn kẽm màu ghi là gam màu trung tính vô cùng phù hợp. Màu ghi có màu sắc tương đồng so với bề mặt mạ kẽm nhưng sẽ làm giảm tính bóng loá do lớp kẽm mang lại.
Tìm hiểu thêm: Báo giá sơn mạ kẽm chính hãng
Trên đây là những gam màu phổ biến nhất trong bảng màu sơn zn. Nếu muốn tham khảo thêm bảng màu sơn mạ kẽm iNDU hoặc cần được tư vấn lựa chọn màu sắc phù hợp cho vật liệu mạ kẽm, hãy liên hệ ngay với Thế Giới Sơn theo hotline 0969 808 669 nhé.