Sơn gỗ gốc nước

Tìm hiểu về sơn gốc nước – sơn gỗ an toàn cho sức khoẻ

Ra đời trong hoàn cảnh: những ảnh hưởng từ sơn gốc dầu là mối de doạ ngày càng tăng đến sức khoẻ của người dùng, thì sơn gốc nước khắc phục hoàn toàn được vấn đề này. Trải qua nhiều năm, chất lượng của sơn gốc nước cho gỗ không ngừng được nâng cao để trở thành một trong những loại sơn đáng lựa chọn nhất. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dòng sơn này nhé:

1. Sơn gốc nước là gì?

Sơn gốc nước bao gồm các thành phần: nhựa, bột màu, dung môi ở đây chủ yếu là nước, và các chất phụ gia. Các loại nhựa cấu tạo nên sơn gỗ hệ nước gồm có: nhựa alkyd, nhựa epoxy, nhựa acrylic, nhựa polyurethane (PU), nhựa polyester… Sơn gốc nhựa epoxy thường được dùng làm sơn lót, sau đó người ta phủ sơn PU gốc nước lên trên, với mục đích tạo ra màng sơn chất lượng cao và chống ăn mòn tốt.

Người ta đã bắt đầu nghiên cứu về sơn gốc nước ứng dụng trong việc bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho các vật liệu làm bằng gỗ từ những năm 1950. Trải qua nhiều thập kỉ, sơn gỗ hệ nước thường bị đánh giá yếu hơn về mặt hoá học so với các loại sơn khác. Trong những năm gần đây, các tiến bộ về kĩ thuật sản xuất sơn đã đem đến nhiều thay đổi cho sơn gốc nước bao gồm cả ưu – nhược điểm như sau:

Uu-nhuoc-diem-son-goc-nuoc

2. Các loại sơn gốc nước

Sơn gốc nước không hẳn là chỉ có 100% là dung môi, chỉ là hàm lượng chất hữu cơ bay hơi rất thấp và được khống chế nghiêm ngặt về các chỉ số. Ngày nay, các loại sơn gốc nước được phân loại dựa trên 3 loại dung môi sau đây:

Hệ nhũ tương: các polyme phân tán trong nước

Hệ tan trong nước: các polyme phân tán hệ keo hoặc tan trong nước

Hệ khử bằng nước: chứa các polyme đồng trùng hợp​

Sự khác nhau về hệ phân tán trong dung môi quyết định đến đặc tính cuối cùng của lớp sơn. Đồng thời, điều này cũng giúp các nhà sản xuất cân nhắc, lựa chọn công thức và phát triển hệ sơn nước một cách tối ưu nhất như: tối ưu về độ cứng, độ bóng, độ mềm dẻo, chống trầy xước, chịu ẩm, chống ăn mòn…

Xem thêm: Cách chọn sơn gỗ từ A – Z

2.1. Hệ nhũ tương

Sơn hệ nhũ tương chứa các polyme hình cầu riêng rẽ nằm phân tán trong nước, cho đặc tính nổi trội nhất trong 03 hệ sơn là: độ dẻo dai, chịu hoá chất và chịu nước. Trong những năm gần đây, sự phát triển của loại nhựa nhũ tương chất lượng cao đem đến lợi thế cho công nghệ sơn gốc nước hệ nhũ tương cũng như tăng khả năng bám dính của sơn này lên bề mặt vật cần sơn.

Sơn gốc nước hệ nhũ tương có thể khô bằng không khí ở điều kiện thường. Nếu muốn tăng khả năng chịu dung môi và chịu hóa chất thì dùng phản ứng nhiệt rắn, nhưng trong một số trường hợp thì những đặc tính dẻo dai không cải thiện được thêm.

2.2. Hệ tan trong nước

Sơn hệ tan trong nước chứa các polyme hình cầu với mức độ hoà tan trong nước khác nhau sẽ tạo thành hệ keo hoặc dung dịch. Với các polyme trương lên trong nước, chúng sẽ tạo ra hệ keo – được coi là lai giữa hệ nhũ tương và dung dịch, vì chúng thể hiện đặc tính của cả hai. Loại sơn này cho độ bóng cao, dẻo dai, chịu được hoá chất, chống thấm nước và dễ dàng thi công. Bởi vậy mà nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp.

Son-goc-nuoc-g8-green

2.3. Hệ khử bằng nước

Hệ sơn khử bằng nước chứa các polyme đồng trùng hợp. Nhóm phân cực trong polyme cho phép các polyme này tan được trong nước và có tính khử được bằng nước. Khác với hệ sơn nhũ tương ở trên, độ nhớt và tính năng của hệ sơn này phụ thuộc vào trọng lượng phân tử. Sơn hệ khử bằng nước có độ bóng cao, phân tán và thấm ướt màu, được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp.

Tìm hiểu thêm về: Sơn gỗ 2K và ứng dụng

3. Quy trình sơn gốc nước cho gỗ

Là dòng sơn 1 thành phần dành cho gỗ, nên sơn gốc nước dễ dàng thi công. Bạn cũng phải lo lắng hay sợ chết sơn nếu không dùng hết, bởi phần dung môi hay chất đóng rắn cũng không bị ảnh hưởng khi được đặt trong hộp đậy kín. Do đó, sơn gốc nước có thể bảo quản được lâu.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần sơn, dùng chổi hoặc khăn lau sạch, tránh làm xước vân gỗ. Để khô hoàn toàn trước khi sơn.

Bước 2: Pha trộn sơn theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất. Sử dụng sơn ngay sau khi pha.

Bước 3: Sơn một lớp lót lên bề mặt gỗ. Sau đó hoàn thiện bằng 1 – 2 lớp sơn phủ bên ngoài.

Bước 4: Chờ đến khi sơn khô hoàn toàn mới đưa vào sử dụng. Sơn phải có độ bóng đẹp và lên màu chuẩn mới đạt yêu cầu.

4. Sơn gốc nước G8 Green

Sơn gỗ gốc nước G8 Green là hệ sơn an toàn, xanh và sạch cho môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng. Sản phẩm được ứng dụng trong việc bảo vệ bề mặt, tăng độ bền, nâng giá trị thẩm mỹ các đồ dùng bằng gỗ trong nhà và ngoài trời, đồ mây tre đan, sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…

Các đặc tính nổi bật của loại sơn này gồm có:

– Hàm lượng VOC thấp, không mùi, không độc tố

– Màng sơn co giãn tốt, chống nứt hiệu quả

– Độ bám dính, độ phủ cao, màng sơn nhanh khô

– Chống nấm mốc, chống thấm nước

Son-goc-nuoc-an-toan-cho-suc-khoe

Trước đây, sơn gốc nước được đánh giá cao về độ an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều người đã lựa chọn loại sơn này vì đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng và màu sắc. Bởi vậy, đây chắc chắn là một sản phẩm sơn rất đáng để thử. Nếu bạn cần tư vấn rõ hơn về sơn gốc nước G8 Green, hãy liên hệ với Thế Giới Sơn theo hotline 0969 808 669 để được hỗ trợ ngay nhé.

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart