Sơn lại lan can

Sơn dầu kim loại: Đặc điểm và Quy trình thi công đạt chuẩn

Hiện nay, sơn dầu cho kim loại được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng. Với sự cải tiến về chất lượng và phương pháp thi công, sơn dầu càng thể hiện rõ lợi thế và vai trò của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về dòng sơn này, hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Sơn dầu kim loại là gì?

Sơn dầu kim loại là loại sơn nước gốc dầu hoặc sơn dầu gốc nước. Sơn dầu được biết đến với vai trò trang trí và bảo vệ bề mặt các vật liệu nội – ngoại thất như gỗ, bê – tông và đặc biệt là kim loại. Ngày nay, sơn dầu cho kim loại ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn khi mà nhiều hạng mục công trình yêu cầu cao về khả năng chống rỉ, chống mài mòn kim loại và nâng cao tính thẩm mỹ.

Chính vì vậy, sơn dầu kim loại được sản xuất đa dạng áp dụng tuỳ theo bề mặt vật liệu từ sắt thép truyền thống cho đến các sản phẩm mạ kẽm, cụ thể như: sơn dầu Acrylic, sơn dầu gốc cao su hoá… Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất là 02 dòng: sơn dầu Alkyd (sơn chống rỉ 1 thành phần) và sơn dầu Epoxy (sơn chống rỉ 2 thành phần).

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về Sơn kim loại.

 

So-sanh-son-alkyd-va-son-epoxy

2. Đặc điểm của sơn dầu cho kim loại

Đặc điểm nổi bật của dòng sơn dầu là đem lại bề mặt bóng láng cho bề mặt kim loại, bền màu, độ che phủ và bám dính cao. Vì vậy, sơn dầu là giải pháp bảo vệ kim loại hiệu quả:

– Chống ẩm, chống nước, chống được vi khuẩn và nấm mốc, chống ăn mòn kim loại trước mọi điều kiện thời tiết.

– Chống UV và tia cực tím hiệu quả, giúp sơn không bị phai màu.

– Độ bám dính trên bề mặt kim loại tốt, hạn chế tình trạng bong tróc, ngăn chặn bề mặt vật liệu bị bám bụi bẩn.

– Thời gian thi công nhanh (trong điều kiện bình thường, thời gian khô bề mặt dao động từ 15 – 30 phút), nhưng vẫn đảm bảo độ bền cho bề mặt sơn theo thời gian.

– Màu sắc tươi sáng, đa dạng lựa chọn, có sơn dầu bóng và sơn dầu mờ (loại sơn mờ có thời gian khô nhanh hơn nhưng khả năng bảo vệ thấp hơn so với sơn bóng)

Tìm hiểu thêm: Mẹo hay cho sơn xịt kim loại

Uu-diem-cua-son-dau

 

Tuy nhiên, so với dòng sơn gốc nước, sơn dầu có một vài nhược điểm như là: nặng mùi, khó tẩy rửa, không được thân thiện với môi trường cũng như người sử dụng, và đôi khi giá thành sẽ cao ở một số dòng sơn dầu cao cấp.

3. Thi công sơn dầu cho kim loại

Đối với từng loại sơn dầu, tuỳ theo điều kiện môi trường hoặc tuỳ nhà sản xuất, mà tỉ lệ pha trộn có thể thay đổi khác nhau. Nhưng hãy đảm bảo pha đúng tỉ lệ được khuyến cáo cho từng loại sơn. Và dưới đây là 03 bước cơ bản để tiến hành thi công sơn dầu trên bề mặt kim loại:

3.1. Xử lý bề mặt kim loại

Làm sạch bề mặt trước khi sơn đối với tất cả bề mặt kim loại đều là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Hãy làm bước này một cách cẩn thận và tỉ mỉ để các bước tiếp theo diễn ra thuận lợi và phát huy hiệu quả cao.

Bạn có thể dùng các biện pháp cơ học hoặc các hoá chất vô cơ (acid chloric, acid sulfuric loãng…) để xử lý dầu mỡ, rỉ sét, lớp sơn cũ hay những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt ithích hợp.

Tìm hiểu thêm: Cách tẩy sơn kim loại sạch như mới

3.2. Chuẩn bị sơn và các dụng cụ thi công

Đối với từng bề mặt kim loại thì sẽ có loại sơn dầu chuyên dụng riêng. Bạn cần tham khảo kĩ thông tin và lựa chọn sơn dầu phù hợp. Sau đó, chuẩn bị các dụng cụ cơ bản (cọ lăn, chổi quét) hoặc các dụng cụ máy móc chuyên nghiệp (súng phun) một cách đầy đủ để việc thi công sơn diễn ra đúng tiến độ.

3.3. Tiến hành sơn

Một số công trình nhỏ như cửa sắt, hàng rào, lan can chỉ cần từ 1 – 2 lớp sơn dầu là cho kết quả như ý. Tuy nhiên, với những công trình công nghiệp tiếp xúc thường xuyên với nước, hoá chất, yếu tố môi trường khắc nghiệt thì việc thi công sơn cần được điều chỉnh cho phù hợp: cách pha trộn sơn, dung môi theo tỉ lệ khuyến cáo từ nhà sản xuất, cần thêm sơn lót, thời gian chờ… Sau khi thi công, cần kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sơn để tránh sai sót.

 

Thi-cong-son-dau

 

Một số lưu ý:

Trong quá trình thi công sơn dầu, hãy chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn lao động và tránh gây ô nhiễm môi trường

– Nên trang bị đồ bảo hộ đầy đủ thi thực hiện sơn, vừa tránh sơn bám dính lên quần áo, vừa tránh hít phải mùi sơn.

– Nếu sơn dính vào da, dùng cồn acetat để chùi sạch, rồi rửa lại bằng xà phòng và nước sạch.

– Một số sơn dầu có hệ dung môi dễ cháy, vì vậy cần bảo quản một cách cẩn thận: đậy kín và tránh xa các nguồn bắt lửa

– Không đổ sơn xuống cống rãnh hoặc nguồn nước.

 

Hi vọng, với thông tin được tổng hợp trong bài này, bạn đã hiểu rõ hơn về sơn dầu cho kim loại. Để được cập nhật về bảng giá và tư vấn cụ thể hơn cho các bề mặt kim loại khác nhau, hãy liên hệ ngay với Thế Giới Sơn, bạn nhé!

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart