Tổng hợp kiến thức về sơn kim loại

Tổng hợp kiến thức về Sơn kim loại

Sơn kim loại ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí và bảo vệ cho bề mặt kim loại khỏi sự gỉ sét và ăn mòn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những kiến thức cơ bản về sơn kim loại và những ứng dụng của nó trong cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.

1. Sơn kim loại là gì?

1.1. Khái niệm

Sơn kim loại là sơn được ứng dụng trên kim loại như nhôm, đồng, sắt, kẽm,… Thành phần chính của sơn thường được làm từ chất liệu nhựa như epoxy, polyurethane, alkyd, acrylic,…

Kim loại có thể dễ bị tổn thương do nhiều loại ăn mòn, bao gồm:

– Ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất

– Ăn mòn ganvani (do tiếp xúc với điện)

– Ăn mòn chung

– Ăn mòn cục bộ

– Ăn mòn ứng suất (căng nứt)​

 

Để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, sơn kim loại trở thành lớp “áo giáp” ngăn cách bề mặt kim loại với môi trường bên ngoài, ngăn cản hoặc làm giảm thiểu các tác động vật lý, hóa học khiến kim loại bị hư tổn.

Xem thêm : Sơn màu cánh gián – Khang trang cửa nhà

Son-bao-ve-kim-loai

 

Yêu cầu cơ bản của sơn kim loại là đảm bảo độ bền, độ ổn định trong môi trường tiếp xúc, đồng thời tạo màng sơn kín khí, không xốp, không thấm nước, bám chắc trên bề mặt kim loại, có độ bền cơ học và độ đàn hồi nhất định, kháng các loại axit và kiềm…

Ngoài ra, tùy từng mục đích sử dụng, mỗi loại sơn sẽ đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau như bảo vệ môi trường, giảm thời gian thi công, tạo màu, cầm bóng hoặc các đặc tính khác.

1.2. Các loại sơn kim loại

Kim loại chủ yếu được chia thành kim loại màu và kim loại đen.

– Kim loại màu nói chung thường có một số màu nhất định, chẳng hạn như vàng, bạc, đồng, chì, kẽm. Kim loại màu không dễ bị ăn mòn như kim loại đen, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường khắc nghiệt.

– Kim loại đen thường là sắt, thép. hay hợp kim của chúng. Bề mặt của kim loại đen dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt chất trong môi trường (chẳng hạn như: O2, CO2, CO, SO2, sương mù axit, sương muối, nước kiềm…). Điều này thường khiến kim loại bị oxy hóa, gỉ sét.​

 

Bởi những đặc tính trên, các loại sơn sắt thép nói chung đóng vai trò quan trọng đối với kim loại đen trong việc chống lại các tác nhân ăn mòn. Tuy nhiên, một số kim loại màu, tùy vào ứng dụng thực tế khác nhau vẫn sử dụng sơn để gia cường khả năng bảo vệ và trang trí bề mặt.

Tìm hiểu thêm :  Sơn gỗ an toàn gốc nước G8 GREEN

Kim-loai-den-va-kim-loai-mau

 

Chủng loại kim loại khác nhau dẫn đến việc ra đời các loại sơn khác nhau với tính chuyên biệt rõ rệt. Có nhiều cách để phân loại sơn. Thế giới Sơn giới thiệu đến bạn 03 hướng phân loại phổ biến:

Phân loại theo pha chế

Cách phân loại này thường chia sơn thành 2 nhóm: Sơn kim loại 1 thành phần (1K/1TP) và Sơn kim loại 2 thành phần (2K/2TP).

– Sơn một thành phần có tốc độ khô chậm trong điều kiện thông gió kém và độ ẩm cao.

– Sơn hai thành phần phải pha chế với chất làm cứng chuyên dụng, cần trộn đều để đạt hiệu quả đóng rắn. Nếu không có chất làm cứng thì sơn hai thành phần sẽ không khô.​

Phân loại theo cấu tạo

Cách phân loại này chia sơn thành 2 nhóm: sơn kim loại gốc nước (water-based paint) và sơn dầu kim loại (oil-based paint).

Phân loại theo hệ thống sơn

Hệ thống sơn có 4 nhóm chính: Sơn lót kim loại (Primers), Sơn đệm (Undercoats), Sơn phủ kim loại (Finish coat/ Top coats), Sơn xịt kim loại (Aerosol Finishes). Bạn nên sử dụng phương pháp phân loại áp dụng đồng nhất trong ngành và lĩnh vực của bạn. Ngoài ra, để có thể lựa chọn đúng dòng sơn kim loại tốt nhất và phù hợp với mục đích sử dụng, bạn cần xác định rõ tính chất của bề mặt kim loại và của vật liệu sơn.

Ví dụ: Trong công trình kết cấu thép, người ta thường phân chia riêng biệt sơn sắt đen và sơn sắt mạ kẽm. Sơn mạ kẽm là dòng sơn chuyên biệt có công thức riêng thích ứng cho bề mặt mạ kẽm. Nếu sử dụng sơn sắt đen thông thường lên bề mặt mạ kẽm (sơn có thành phần nhựa alkyd) sẽ tạo ra phản ứng hóa học khiến lớp mạ kẽm nhanh chóng bong tróc theo thời gian.

 

Son-ket-cau-thep

2. Ứng dụng của sơn kim loại

2.1. Lợi ích sử dụng

Sơn kim loại được ưa chuộng bởi chúng mang lại những lợi ích về mặt lâu dài, có thể kể đến như:

– Tăng độ bền cho bề mặt kim loại

– Chất lượng thẩm mỹ cao, đặc biệt với bề mặt trơn bóng

– Khả năng chống hư hỏng, ăn mòn

– Cải thiện mô-men xoắn và bôi trơn dễ dàng (cho ốc vít, khớp nối,…)

2.2. Lĩnh vực thường dùng

Sơn kim loại được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.

Về công nghiệp, sơn kim loại ứng dụng cho: Nhà thép tiền chế, công trình kết cấu thép, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp điện, công nghiệp máy móc, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phần cứng.

Về dân dụng, sơn kim loại ứng dụng cho các sản phẩm nội thất như cửa cổng, cầu thang, bàn ghế, giường tủ, đồ gia dụng,… Một số dòng sơn kim loại ngoài trời có đặc tính bảo vệ mạnh mẽ hơn, chuyên dụng cho các sản phẩm ngoại thất.

 

Son-kim-loai-noi-that

3. Hướng dẫn cách sơn kim loại

3.1. Các phương pháp sơn kim loại

Có 03 phương pháp thi công sơn kim loại thường thấy là:

– Quét chổi hoặc lăn sơn: Đây là 02 công cụ đơn giản và thường thấy nhất để thi công sơn, phù hợp với các bề mặt đơn giản.

– Phun sơn: Phương pháp dùng khí nén để nguyên tử hóa kim loại nóng chảy thành các hạt và phun chúng lên bề mặt phôi để tạo thành lớp phủ kim loại. Đây là cách sơn nhanh, hiệu quả và tiện ích được dùng phổ biến.

– Sơn tĩnh điện: Ưu điểm của phương pháp này là làm cho bề mặt kim loại bóng đẹp, chống gỉ sét, ăn mòn. Nhược điểm là bị hạn chế bởi thiết bị, chi phí, điều kiện thi công phức tạp, đắt đỏ và không thân thiện với môi trường.

Son-tinh-dien

3.2 Cách tẩy sơn kim loại

Qua thời gian, lớp sơn trên bề mặt kim loại bị ăn mòn bởi không khí, độ ẩm và nhiệt độ. Sử dụng lâu ngày, màng sơn bị bong tróc, rơi ra làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và giảm khả năng chống ăn mòn cho kim loại. Vì vậy, để tân trang hoặc tái chế các sản phẩm kim loại, trước tiên cần phải loại bỏ lớp sơn cũ, sau đó mới áp dụng lớp sơn mới.

Có 03 cách tẩy sơn kim loại phổ biến:

Cách 1: Tẩy sơn cơ học

Tẩy sơn cơ học là sử dụng ma sát cơ học để loại bỏ màng sơn, ví dụ như: đánh ráp thủ công, phun cát, phun nước áp suất cao hoặc các phương pháp khác.

Cách 2: Tách sơn nhiệt phân

Tách sơn bằng nhiệt phân là làm cho màng sơn tĩnh điện trong điều kiện nhiệt độ và thời gian đủ cao, hợp chất polyme hữu cơ của màng sẽ bị phân hủy, cháy và bốc hơi, còn các chất độn và bột màu không cháy trong màng sẽ tạo ra cặn giống như than cốc, có thể làm sạch và loại bỏ bằng thiết bị áp suất.

Tay-son-kim-loai

 

Cách 3: Dùng chất tẩy sơn

Chất tẩy sơn chủ yếu sử dụng dung môi hữu cơ hòa tan và chất nở nhằm mục đích tẩy sạch lớp màng sơn bám trên bề mặt nền kim loại. Đây là phương pháp hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Cách sử dụng chất tẩy sơn như sau:

– Dạng ngâm: Ngâm toàn bộ kim loại cần tẩy trong dung dịch tẩy sơn, sau một thời gian màng sơn cũ sẽ trương nở, phồng lên, sau đó sẽ rơi ra. Dùng vòi nước cao áp phun mạnh lên bề mặt, các vụn sơn còn lại trên bề mặt sẽ được loại bỏ.

– Dạng cọ sơn: Đối với sản phẩm có thể tích, bề mặt lớn, dùng cọ hoặc khăn thấm chất tẩy sơn lên phần sơn. Đối với màng sơn dày, bạn có thể quét liên tục 2-3 lần cho đến khi màng sơn rơi ra. Quá trình vệ sinh bề mặt tương tự như trên.

Xem thêm: Cách tẩy sơn kim loại sạch như mới

4. Báo giá sơn kim loại

Hiện tại iNDU Paint là nhãn hiệu sơn kim loại cao cấp hàng đầu tại Việt Nam. iNDU Paint sở hữu đa dạng sản phẩm với các phân khúc và chủng loại khác nhau, đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của đối tác và khách hàng.

 

Bao gia son kim loai

 

Để nhận được báo giá bán lẻ và bán buôn chính xác nhất cho từng khu vực, quý đối tác và khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0969 808 669 hoặc các đại lý, cửa hàng sơn gần nhất để được tư vấn.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về sơn kim loại. Các bài tới của Thế giới sơn sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hơn nữa về chủ đề này. Hãy cùng đón xem nhé!

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart