Bất kì người thợ sơn nào có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hầu như đều nằm lòng quy trình pha sơn kim loại. Nhưng, bạn có chắc mình đã làm đủ các bước và đúng kĩ thuật hay chưa? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về kĩ thuật sơn kim loại cũng như cách pha sơn đạt chuẩn, tạo ra sản phẩm hoàn hảo đúng như ý muốn nhé!
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về Sơn kim loại
1. Tại sao cần phải sơn kim loại?
Mọi người đều biết rằng, so với các vật liệu gỗ, nhựa, bê-tông, vật liệu sắt thép kim loại truyền thống dễ bị mài mòn do thời tiết, nhiệt độ, nước mưa, ánh nắng mặt trời… Ngay cả vật liệu mạ kẽm, inox ít bị oxy hoá hơn cũng có nguy cơ xuống cấp sau một thời gian nếu không được bảo vệ.
Chính vì thế, các dòng sơn kim loại ra đời và càng ngày có nhiều sự đổi mới vượt trội. Các nhà sản xuất không chỉ cải tiến về mặt chất lượng, mà còn nâng cao mẫu mã, đa dạng lựa chọn cho người dùng.
Khi sơn lên bề mặt vật liệu làm bằng kim loại, những sản phẩm này sẽ được bảo vệ khỏi những tác nhân oxy hoá, mài mòn từ bên ngoài, giúp kéo dài tuổi thọ và giảm tối đa tình trạng hư hỏng máy móc, thiết bị, vật dụng hay công trình công nghiệp.
Tuy nhiên, nếu không làm tốt kĩ thuật sơn kim loại thì tác dụng bảo vệ của màng sơn sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi vậy, việc thực hiện sơn kim loại đúng quy chuẩn và kĩ thuật là vô cùng quan trọng mà bất kì người thợ nào cũng không thể bỏ qua:
2. Quy trình sơn kim loại đạt chuẩn
2.1. Chuẩn bị
Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết yếu cho quá trình sơn kim loại. Dù là phương pháp thủ công hay công nghiệp, thì việc chuẩn bị sẵn chổi quét, cọ lăn, đồ bảo hộ lao động, máy móc chuyên dụng hay những đồ dùng liên quan sẽ giúp việc sơn tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả và ít sai sót.
Hãy kiểm tra thật kỹ những dụng cụ này còn sử dụng tốt hay không? Có phù hợp với bề mặt kim loại chuẩn bị sơn không?
Tìm hiểu thêm về: Các phương pháp sơn kim loại
Không chỉ vậy, bạn cần lựa chọn loại sơn phù hợp với bề mặt vật liệu kim loại và mục đích sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết, vì sản phẩm có bền màu hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sơn.
2.2. Xử lý bề mặt kim loại
Nếu thực hiện bước này một cách cẩn thận, bề mặt kim loại sẽ bền lâu trong thời gian dài, hạn chế bong tróc và bạn sẽ không phải mất công hay mất phí để cải tạo lại sản phẩm của mình.
Để xử lý sạch bề mặt kim loại, bạn có thể sử dụng bàn chải sắt hoặc giấy nhám hoặc kết hợp cả 2 dụng cụ này: Dùng bàn chải sắt để cạo sạch bụi bẩn trên bề mặt rộng, sau đó dùng giấy nhám để xử lý các khe rãnh nhỏ. Cuối cùng dùng giẻ lau chà kĩ để loại bỏ hoàn toàn những mẩu sơn cũ, vết rỉ sét, đất cát hay các tạp chất khác còn sót lại.
Một số lưu ý khi làm sạch bề mặt kim loại:
– Cần tiền hành ở nơi thông thoáng, dùng găng tay hay mặt nạ chống bụi sơn và gỉ sét để ngăn không cho những tạp chất này bám dính lên tay, lên mặt hay người thợ hít phải.
– Với những vết bẩn cứng đầu, khó chùi sạch (như dầu mỡ, vết cáu bẩn, vết sơn cũ bám chặt), bạn sẽ cần phải dùng đến phương pháp cơ khí (máy mài đĩa cát, phun nước áp lực cao…) hay hoá học (dung dịch xà phòng, hoá chất tẩy rửa, dung môi pha loãng…) để loại bỏ chúng. Khi đó, hãy thật cẩn thận khi sử dụng những phương pháp này.
2.3. Cách pha sơn kim loại
Thông thường, sơn sau khi mở nắp ở trạng thái tương đối đặc, không thể sử dụng được ngay. Do đó, bạn cần tiến hành pha trộn một cách phù hợp và đúng tỉ lệ. Với mỗi loại sơn kim loại khác nhau của từng nhà sản xuất thì cách pha sơn, tỉ lệ pha có thể thay đổi, tuỳ chỉnh cho phù hợp, nhưng hầu hết đều có cách pha chế tương tự nhau:
– Rót một lượng sơn vừa đủ, sau đó nhớ đóng nắp thùng sơn để bảo quản phần sơn chưa sử dụng.
– Thêm từ từ dung môi hoặc chất đóng rắn theo đúng tỉ lệ ghi trên nhãn vào phần sơn.
– Khuấy đều một cách thủ công hoặc máy pha trộn để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, rồi tiến hành sơn.
Với sơn alkyd, tỉ lệ pha sơn với chất pha loãng (dung môi, xăng thơm) thường là 10:1
Với sơn epoxy, trước tiên bạn cần khuấy đều phần sơn trong thùng lớn. Sau đó pha trộn với chất đóng rắn theo tỉ lệ khuyến nghị từ nhà sản xuất.
2.4. Tiến hành sơn
Trước khi tiến hành sơn kim loại, hãy lưu ý về điều kiện thời tiết, nhiệt độ môi trường để không bị ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sơn, cần tránh xa nguồn lửa, nguồn bắt lửa vì một số hoá chất trong sơn có đặc điểm dễ cháy, bắt lửa cao. Và đừng quên sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ để bảo vệ sức khoẻ cho mình, phòng ngừa rủi ro tại nạn nghề nghiệp có thể xảy ra.
Sơn lót chống rỉ
Vốn dĩ bề mặt kim loại sau khi đã xử lý tương đối bằng phẳng, trơn trượt nên màng sơn khó bám. Điều này sẽ khiến cho lớp sơn bên ngoài dễ bị bong tróc theo thời gian và bề mặt kim loại trở nên hoen rỉ, sần sùi, mất thẩm mỹ do oxy hoá. Do đó, sơn lót chống rỉ có vai trò quan trọng cho vật liệu sắt thép kim loại.
Khi tiến hành sơn lót chống rỉ, cần thực hiện vào thời tiết có độ ẩm thấp và nhiều gió. Điều này sẽ giúp cho lớp sơn lót khô nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót để bảo vệ kim loại tốt hơn và tăng bám dính cho lớp sơn phủ tiếp theo.
Sơn phủ màu
Sơn phủ màu không chỉ tạo nên diện mạo hoàn hảo cho sản phẩm mà còn bảo vệ trực tiếp cho bề mặt vật liệu không bị mài mòn. Do đó, để sản phẩm có bề mặt sơn đẹp, bền màu, sau khi thực hiện sơn lót, bạn cần tiến hành quy trình sơn phủ cho kim loại.
Đợi lớp sơn lót đủ khô, hãy phun 1 – 2 lớp sơn phủ lên sản phẩm. Với các loại sơn chất lượng cao, đặc biệt là đã có lớp sơn lót trước đó, bạn chỉ cần phủ một lớp sơn bên ngoài. Hoặc bạn có thể phủ 2 lần để hoàn thiện bề mặt vật liệu tốt nhất và kéo dài thêm tuổi thọ cho thành phẩm của bạn.
Tìm hiểu thêm: Sơn phủ kim loại từ A – Z
Trong một số trường hợp, nếu bạn lựa chọn những loại sơn chất lượng và phù hợp, thì chỉ cần sơn phủ là vẫn đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm mà không cần sơn lót. Một số sản phẩm của Thế giới Sơn đáp ứng được tiêu chí này như là: Sơn dầu Nano 3X, sơn sắt mạ kẽm iNDU, sơn phun iNDU trên mọi bề mặt vật liệu mà không cần sơn lót.
Có lẽ bạn đã nắm được cách sơn kim loại một cách bài bản và đúng kĩ thuật trong bài viết này rồi đúng không? Nếu có thêm những kinh nghiệm quý giá trong quá trình thực hiện sơn kim loại, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Xem thêm: Tham khảo báo giá sơn mạ kẽm chính hãng