Để có được một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, xử lý lỗi trên bề mặt gỗ là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình sơn gỗ. Nó quyết định sản phẩm có đẹp hay không vì liên quan đến màu sắc cũng như chất lượng sơn phủ sau cùng. Sau đây, Thế Giới Sơn sẽ hướng dẫn cách xử lý lỗi trên bề mặt 02 loại gỗ là: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
1. Xử lý lỗi trên bề mặt gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên với bề mặt khá nhạy cảm cần phân biệt công đoạn xử lý bề mặt.
– Bước 1: Với những vị trí xử lý vá lớn, bạn nên dùng keo sữa trộn mùn cưa làm lấp những phần lỗi của mặt gỗ.
– Bước 2: Cắt miếng phôi bào vừa kích thước chỗ vá vào trùng vân gỗ dán vào, sau đó đánh nhám 400 làm bằng phẳng bề mặt. Có thể dùng chốt gỗ cho công đoạn này, tuy nhiên phương án này sẽ không tinh tế bằng phương án trên.
Với lỗ đinh cũng tương tự. Ngoài phương án xử lý kỹ như trên, có thể dùng bả 02 thành phần có pha màu trùng với màu gỗ chưa sơn. Chú ý phải lót trước khi bả để tránh sẹo bả.
2. Xử lý lỗi trên bề mặt gỗ công nghiệp
Đối với gỗ công nghiệp có vân gỗ, cách xử lý lỗi cũng cùng cách thức như với gỗ tự nhiên.
– Bước 1: Đối với các loại gỗ ép, trước khi tiến hành, hoàn thiện phần cần lót trước rồi mới bả vá lỗi để tránh sẹo lồi (nhất là với sơn bóng sâu).
– Bước 2: Lót lại một lần nữa tại các chỗ bả vá hoặc toàn bộ bề mặt. Đối với các giáp lại miếng gỗ, góc cần gia cố bằng vít chắc chắn và cách đều 20 cm hoặc ít hơn.
3. Các loại bả có thể áp dụng
3.1. Bả 2 thành phần
Bả này độ liên kết rất cao, kháng hoá chất và kháng nước khá tốt. Bả có độ co giãn linh động và hay được dùng trong các sản phẩm cao cấp. Khi sử dụng phải có am hiểu kỹ thuật vì hơi khó sử dụng và khó chịu khi xả nhám. Có thể bả dày hoặc thành cục khối. Cần để khô kiệt mới tiến hành sơn hoàn thiện nhắm tránh sủi bọt tại vị trí bả.
3.2. Bả 1 thành phần
Đây là loại bả dễ thao tác hơn bả 2 thành phần. Ưu điểm nhanh khô nhưng liên kết kém, dễ vỡ và không thích hợp với vị trí yếu ở kết cấu. Không thích hợp bả dày nên chủ yếu dùng bả bề mặt, bả mỏng với mục đích khi sơn lớp sau làm chảy hoà với lớp bả tạo độ chắc chắn. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo thêm sản phẩm của G8 là bả trét cạnh (hệ dung môi) và bả trám chét (hệ an toàn) có thể khắc phục được tình trạng này.
Hi vòng rằng, bạn sẽ có cách xử lý lỗi trên bề mặt gỗ một cách hiệu quả sau khi đã xem bài viết này. Hãy chia sẻ những thông tin này cho những ai chưa biết nhé. Chúc bạn thành công!