Một trong những vấn đề đau đầu nhất của các thợ sơn, thợ cơ khí là việc xử lý mối hàn sắt mạ kẽm để tránh bong tróc mặt sơn. Bài viết dưới đây chính là giúp bạn giải quyết vấn đề này.
1. Hàn trên màng sơn & Sơn trên mối hàn
Trước tiên, có 02 trường hợp cần được phân biệt rõ:
– Một là hàn trên bề mặt sắt mạ kẽm đã được sơn
– Hai là sơn trên bề mặt của mối hàn
1.1. Hàn trên bề mặt đã được sơn
Khuyến cáo đầu tiên là, việc hàn nên được thực hiện trên “kim loại sạch” (tức chưa được sơn). Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Khi hàn trên bề mặt sơn, người thợ cần phải thực hiện một cách cực kỳ thận trọng bởi nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe. Người thực hiện cần những biện pháp phòng ngừa đặc biệt như tạo hành lang thông gió, đeo mặt nạ phòng độc…
Có ít nhất 03 yếu tố giúp việc hàn trên sơn thành công, đó là:
– Sự tương thích của sơn với mối hàn
– Độ khô của sơn
– Và độ dày màng sơn
Có thể bạn quan tâm: Sơn sắt mạ kẽm iNDU Robot: Ứng dụng sơn trên bề mặt nhôm
Khả năng tương thích sơn thay đổi tùy theo thành phần của sơn. Khi thử nghiệm theo đúng kỹ thuật và quy trình hàn trên bề mặt sơn, nếu mối hàn bị loang cùng màng sơn thì rõ ràng là sơn không tương thích với mối hàn.
Ngoài ra, nếu hàn trước khi sơn khô hoặc độ dày màng sơn không đủ cũng sẽ dẫn đến những tác hại không đáng có đối với lớp lắng của mối hàn.
1.2. Sơn trên các mối hàn sắt hộp mạ kẽm
Sơn trên các mối hàn cũng có nhiều vấn đề rắc rối thường gặp. Một lớp sơn phủ trên mối hàn thành công hay không phụ thuộc vào độ bám dính của sơn với chất sắt, mối hàn và bề mặt của mối hàn.
Các hạt hàn và độ mịn của mối hàn có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự thành công của màng sơn. Lỗi sơn xảy ra khi mối hàn và khu vực được sơn không được làm sạch đúng cách trước khi sơn. Đồng thời, nếu bề mặt còn bám nhiều bụi bẩm hay còn tàn dư các lớp rỉ sét của sắt thì màng sơn sẽ bám dính không hoàn toàn, một số vệt sơn sẽ phồng rộp, bong tróc và rơi ra theo thời gian.
2. Phương pháp xử lý mối hàn sắt mạ kẽm chống bong tróc màng sơn
Để giảm thiểu tình trạng mối hàn bị bong tróc màng sơn theo thời gian, bạn hãy thực hiện đúng theo những ghi chú mà thegioison đưa ra dưới đây:
2.1. Làm sạch mối hàn trước khi sơn
Làm sạch có thể chia làm 02 loại: làm sạch cơ học và làm sạch hóa học. Dùng máy phun cát, máy tẩy mối hàn là cách làm sạch cơ học hiệu quả nhất để loại bỏ triệt để lớp xỉ cặn hàn. Xỉ hàn có nhiều điện cực tính kiềm làm sơn bị lỏng và nhanh xuống cấp.
Ngoài ra, mối hàn cũng cần được cọ rửa bằng nước để loại bỏ lớp xỉ còn sót lại và màng khói khỏi mối hàn. Ban cũng có thể sử dụng một lượng nhỏ dung dịch axit photphoric 5% để trung hòa và loại bỏ xỉ.
2.2. Sử dụng hóa chất phù hợp
Sử dụng thêm các hợp chất chống gỉ, các hợp chất tạo bám sẽ làm tăng tuổi thọ của sơn trên bề mặt sắt hộp, giảm sự bong tróc. Tuy nhiên, nếu dùng sai tỷ lệ pha, sử dụng dung môi không phù hợp, các hợp chất không tương thích..v..v.. sẽ khiến sơn dễ bong tróc.
2.3. Sử dụng sơn chuyên dụng cho sắt mạ kẽm
Dùng đúng loại sơn chuyên dụng là cách tốt nhất làm tăng tuổi thọ của sơn trên các mối hàn. Sơn Sắt Mạ Kẽm iNDU là một trong các dòng sơn chuyên dụng được ưa chuộng nhất trên cả 03 miền bởi nhiều đặc tính ưu trội:
– Công thức thế hệ mới
– Không cần sơn lót chống gỉ, không cần phun chất tạo bám
– Tiết kiệm, dôi dư sơn đến 35% so với các sản phẩm khác
– Siêu bám dính
– Khô se nhanh chỉ trong 15 phút, khô cứng hoàn toàn trong 12 giờ
– Màu sắc đa dạng, dễ chọn
Xem thêm: Tìm hiểu từ A – Z về sơn phủ kim loại
Với nhiều ưu điểm nổi bật số 1 thị trường, Sơn Sắt Mạ Kẽm iNDU trở thành thương hiệu hàng đầu cho các công trình, kết cấu sắt mạ kẽm, là sự lựa chọn uy tín của nhiều thợ sơn, thợ cơ khí lành nghề cả nước.
Như vậy là bạn đã biết xử lý mối hàn sắt mạ kẽm một cách chuyên nghiệp rồi đúng không? Hãy cùng đón xem các bài viết chia sẻ thêm về kinh nghiệm sơn cho kim loại tiếp theo nhé!