Sơn bảo vệ gỗ

[Tư vấn] Sơn bảo vệ gỗ nên dùng loại nào?

Song song với sự ứng dụng của sắt thép kim loại, thì các sản phẩm gỗ vẫn không hề có dấu hiệu bị lãng quên, ngược lại, nó ngày càng được quan tâm nhiều hơn cả. Vì vậy, sơn bảo vệ gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang thắc mắc “sơn gỗ loại nào tốt?”, hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé:

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn dùng cho gỗ với các tính năng khác nhau và đến từ những nhà sản xuất khác nhau. Dù lựa chọn bất kì thương hiệu nào, bạn cũng nên lựa chọn đúng loại phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Để giải quyết được vấn đề này, Thế Giới Sơn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại sơn đang có hiện nay để có cái nhìn tổng quan nhất nhé:

1. Sơn Vecni

Loại sơn truyền thống này có thể coi là xuất hiện đầu tiên ứng dụng trong ngành sơn gỗ. Trước đây, khi chưa có sơn PU, sơn Vecni là sơn phủ phổ biến trong trang trí nội thất gỗ. Vecni là hỗn hợp của “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ. Sau khoảng 24 giờ, hỗn hợp này sẽ hoà tan tạo thành dung dịch có màu nâu nhạt, nhìn nghiêng có vân óng ánh.

Sơn Vecni có giá thành rẻ nhất thị trường, màu sơn tôn lên vẻ tự nhiên cho gỗ. Tuy nhiên, màu sắc ít (chỉ có màu cánh gián và nâu gụ), nhanh bay màu, chỉ phủ lớp mỏng trên bề mặt gỗ, kĩ thuật thi công phức tạp (chủ yếu là làm thủ công, mà không phải ai cũng đánh vecni tốt), tốn nhiều thời gian nên khó cạnh tranh với các dòng sơn mới hiện nay.

Son vecni

2. Sơn PU

PU là viết tắt của từ polyurethan – một polyme cực kỳ linh hoạt, được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Sơn PU ra đời không chỉ thay thế dần cho sơn Vecni truyền thống, mà còn trở thành dòng sơn thịnh hành nhất trên thị trường. Đó là do nó sở hữu rất nhiều tính năng vượt trội như:

– Độ bóng cao vượt trội, giúp tôn lên vẻ đẹp của gỗ, hạn chế bám bụi và dễ dàng vệ sinh

– Độ bao phủ, độ chai cứng cao, độ đàn hồi cực tốt giúp hạn chế tối đa các vết nứt bề mặt

– Màu sắc đa dạng, tươi sáng và giữ được vân gỗ tự nhiên trên thớ gỗ

– Bám dính tốt, chống ẩm, có tính năng chống bay màu, chống trầy xước

– Thời gian thi công tương đối nhanh, phổ biến cho cả quy mô công nghiệp và dân dụng

Bên cạnh đó, nhược điểm đáng kể của sơn PU, đó là nó có nhiều bụi sơn và gây mùi khó chịu cho người đối diện do sử dụng dung môi hữu cơ như những sơn gốc dầu khác. Giá thành sơn PU cũng cao hơn so với sơn Vecni.

3. Sơn NC

NC là viết tắt của Nitrocellulose Lacquer – là sơn polyme tổng hợp chất lượng cao, sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất gỗ. Sơn NC đem tới màng sơn bóng láng, tươi sáng, màu sắc bắt mắt – vô cùng thích hợp để trang trí đồ chơi hoặc không gian vui chơi, giải trí cho trẻ nhỏ. Ưu điểm của dòng sơn này bao gồm:

– Khô rất nhanh sau khi sơn

– Bám dính cao trên bề mặt gỗ, ít bong tróc

– Độ bền uốn tốt, không rạn nứt bề mặt

– Dễ thi công, thao tác đơn giản

– Giá thành rẻ

Tuy nhiên, sơn NC vẫn gặp phải một số nhược điểm như: có thể ngả màu khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian nhất định. Mặc dù có hàm lượng chất rắn cao nhưng độ chai cứng tương đối, sơn dễ bị bong tróc nếu có ngoại lực tác động mạnh.

Son-nc

4. Sơn Vinyl

Là sơn một thành phần được sản xuất cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl được sử dụng cho cả lớp lót và lớp phủ trên bề mặt gỗ hay kim loại. Không chỉ nhanh khô, bám dính và bền uốn tốt mà sơn Vinyl còn khắc phục được những yếu điểm của sơn NC:

– Độ chai cứng cao, ít bị bong tróc

– Chống được tia tử ngoại, chống ố vàng nên bền màu trong thời gian dài

– Màu sơn trong suốt giúp giữ nguyên vân gỗ tự nhiên

5. Sơn dầu

Sơn dầu sản xuất chủ yếu trên cơ sở nhựa alkyd, bột màu, dung môi hữu cơ và chất phụ gia. Sơn dầu cũng được ứng dụng làm lớp phủ trên cả bề mặt gỗ và kim loại với tác dụng: bảo vệ và trang trí. Cùng với sơn PU, sơn dầu cho gỗ là một lựa chọn mà nhiều người quan tâm nhất trên thị trường nhờ có các ưu điểm:

– Độ che phủ cao, bám dính, tính đàn hồi tốt

– Độ bền tương đối cao, chống chọi được sự thay đổi của thời tiết khắc nghiệt

– Giá thành rẻ

– Dễ thi công bằng chổi sơn

– Màu sắc đa dạng, bền màu

Vì sử dụng dung môi hữu cơ nên nhược điểm lớn của sơn dầu là rất nặng mùi, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Nhìn chung, độ bóng của sơn dầu chỉ sau mỗi sơn PU, còn lại là đều đáp ứng được đa số nhu cầu sử dụng của người dùng cũng như các thiết kế hiện đại ngày nay. Nếu sơn PU thích hợp với các sản phẩm nội thất như: giường, tủ, kệ tivi… thì sơn dầu lại rất phù hợp cho cửa gỗ.

Son-dau

Tìm hiểu về: Sơn lót gỗ – Cách sử dụng theo kinh nghiệm từ chuyên gia

Sơn gỗ loại nào tốt sẽ tuỳ thuộc vào loại sơn đó phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Ngoài các thông tin đánh giá trong bài viết, bạn có thể tham khảo tính năng và thông số kĩ thuật của một số dòng sơn chuyên dụng cho gỗ được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay như: sơn gỗ cao cấp G8 Platinum, sơn gỗ G8 Paint, sơn dầu Jotun, sơn Dulux, sơn Đại Bàng… Chúc bạn chọn đúng loại sơn gỗ tốt và tạo ra nhiều thành phẩm đẹp hoàn hảo như ý.

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart