Các phương pháp sơn kim loại đã trải qua nhiều sự thay đổi và cải tiến cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời nay, để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số phương pháp cũ vẫn phát huy được hiệu quả và phù hợp với những quy mô nhỏ lẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất.
[lwptoc]
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về Sơn kim loại
1. Thi công sơn kim loại bằng chổi quét
Đây là phương pháp truyền thống có thể nói là lâu đời nhất trong công nghiệp ngành sơn. Sơn được quét từ nơi khô đến nơi ẩm, lặp lại trên phần ướt của lớp trước đó nếu lớp này chưa phủ kín vật liệu kim loại. Màng sơn được quét trên tất cả các bề mặt, góc cạnh và cả những vết nứt.
Phương pháp này đơn giản hơn so với các cách làm khác, khi mà người dùng chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ cơ bản: 01 thùng sơn và 01 chiếc chổi quét (trang bị găng tay, quần áo cũ, và tấm lót sàn nếu cần) là có thể thực hiện được. Chổi có chiều ngang không quá 100mm và chiều dài không quá 90mm.
Sơn kim loại bằng chổi quét không đòi hỏi quá cao về tay nghề người thực hiện, hầu như ai cũng đều có thể làm được, chi phí đầu tư thấp, các bước làm cũng đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một số nhược điểm sau khiến cho sản phẩm sau khi sơn có thể không đạt được chất lượng như mong muốn:
– Lớp sơn không đạt được độ mịn và độ dày cần thiết, không đồng đều (chỗ dày chỗ mỏng)
– Bề mặt sơn sần sùi, dễ bị bong tróc, có thể tróc thành những mảng sơn lớn
– Thời gian bảo vệ ngắn, do đó có thể phải tiến hành tân trang lại nhiều lần trong năm
Ngoài ra, lông chổi nếu không được vệ sinh tốt sau khi sơn có thể bị khô cứng và khó tái sử dụng. Vì vậy, để có thể thực hiện tiếp ở những lần sơn tiếp, hãy chú ý vệ sinh dụng cụ này thật tốt.
Xem thêm: Cách xử lý khi phun sơn bị loang
2. Thi công sơn kim loại bằng cọ lăn
Ngoài chổi quét ra, thì cọ lăn là dụng cụ sơn thủ công vô cùng phổ biến. Cách sơn bằng cọ lăn cũng thực hiện đơn giản, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều thiết bị chuyên dụng hay tiến hành cầu kì.
Con lăn dùng cho sơn kim loại có nhiều loại khác nhau:
– Chiều dài dao động từ 6 – 19mm
– Độ dài sợi thay đổi do nhu cầu sử dụng: Sợi dài hơn có thể sơn được nhiều hơn nhưng không tạo được bề mặt mịn, ứng dụng cho bề mặt không cần mịn nhưng yêu cầu khô nhanh. Trong khi đó, sợi ngắn cho bề mặt mịn hơn, và áp dụng cho sơn phủ bên ngoài.
Điểm khác biệt so với phương pháp dùng chổi quét chính là đặc điểm cấu tạo khác nhau: Cọ lăn sẽ khiến cho bề mặt sơn trở nên trơn mịn và đồng đều, nhưng cọ lăn sơn sẽ không linh hoạt như chổi quét để bao phủ kín bề mặt chi tiết. Vì vậy, cọ lăn chủ yếu được dùng cho các bề mặt bằng phẳng, ít có góc cạnh hay lồi lõm.
3. Phương pháp phun sơn
Đây là phương pháp mới, hiện đại và chuyên nghiệp hơn, khi mà các dụng cụ cần cho sơn kim loại trở nên chuyên dụng, phức tạp hơn. Đối với phương pháp này, tay nghề người thợ yêu cầu cao hơn hoặc cần có nhiều kinh nghiệm để vận hành những máy móc hệ thống lớn trong công nghiệp.
Hiện nay, phương pháp phun sơn được cải tiến và phát triển đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với các quy mô thi công khác nhau.
3.1. Phun sơn không khí
Sự ra đời của các bình xịt (bình phun) là để thực hiện sơn kim loại theo phương pháp này. Sơn phun từ trong bình xịt ra bên ngoài là do sự chênh lệch áp suất giữa dòng không khí nén đi qua vòi phun của bình chưa sơn, tạo ra các hạt nhỏ li ti bám lên bề mặt sản phẩm.
Phương pháp này đã khắc phục được nhiều hạn chế từ các sơn thủ công truyền thống như là: Thời gian rút ngắn, lớp sơn bằng phẳng và đồng đều, có thể phủ kín toàn bộ bề mặt vật liệu và nhanh khô.
3.2. Phun sơn không có không khí
Dụng cụ dùng cho phương pháp này là súng phun sơn với nguyên lý hoạt động như sau: Dùng bơm cao áp tăng áp suất bên trong lên một mức nhất định (10 – 25MPa), sơn di chuyển từ lỗ nhỏ đầu súng sơn, va đập mãnh liệt với không khí để tạo mù sơn lên bề mặt sản phẩm.
So với phun sơn không khí, cách sơn này tạo ra hiệu suất cao hơn do áp suất lớn khiên cho lớp sơn bám dính bền chặt, hiệu suất che phủ tốt, phù hợp với sơn có độ nhớt cao – thấp tuỳ ý. Tuy nhiên, phun sơn không có không khí lại không được áp dụng với mục đích sơn trang trí yêu cầu chất lượng cao.
3.3. Phun sơn tĩnh điện
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong đa dạng các ngành công nghiệp và được các thợ sơn, cũng như những nhà khoa học đánh gia cao. Nó không chỉ mang lại chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm mà chi phí đầu tư không quá nhiều như những kĩ thuật phun sơn khác.
Sơn tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý tĩnh điện: Các hạt sơn được tích điện dương (+), tiếp xúc với bề mặt kim loại được tích điện âm (-). Sự hút điện trái dấu sẽ khiến cho hạt sơn bám chắc và phủ kín lên toàn bộ bề mặt, gãy cả những chi tiết nhỏ, góc cạnh.
Tìm hiểu thêm: Sơn tĩnh điện là gì? Lợi ích khi dùng sơn tĩnh điện
Trên đây là thông tin chia sẻ về các phương pháp sơn kim loại được áp dụng phổ biến nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về từng phương pháp này, hãy đón xem những bài viết tiếp theo của Thế Giới Sơn, bạn nhé!