Sơn lại cửa cũ

“Ra tay” sơn lại ngay cánh cửa sắt với cách thức cực dễ

Việc trang trí lại một số đồ ngoại thất như sơn cửa sắt cũ có thể giúp bạn giảm chi phí cho việc bảo trì tài sản. Bên cạnh đó, hàng rào, lan can và đặc biệt là cổng sắt, với màu sắc mới lạ, bắt mắt sẽ góp phần làm cho không gian của ngôi nhà trông sáng đẹp hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cách sơn sửa cửa sắt vừa đẹp, vừa nhanh chóng, lại vô cùng dễ dàng.

Mặc dù dễ bị tác động bởi sự oxy hoá ngoài không khí gây hoen rỉ, sần sùi, cửa sắt vẫn có thể tân trang lại nhiều lần như mới. Hoặc là bạn chỉ muốn thay đổi màu sắc cho diện mạo mặt tiền. Vậy thì, hãy lên kế hoạch sơn lại cửa sắt cũ ngay thôi.

1. Cần xem xét gì trước khi sơn lại cửa sắt?

Có những người 2 – 3 năm mới sơn lại cửa, nhưng nhiều người khác phải sơn cửa cũ mỗi năm một lần. Ngay cả khi đã sử dụng sơn chất lượng tốt, hoặc tốn thêm chi phí để thuê thợ ngoài. Như vậy, việc sơn lại cửa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, trước hết bạn cần xem xét những vấn đề như sau:

1.1. Thời điểm sơn lại cửa sắt

Mùa hè ở miền Bắc là thời điểm tốt nhất để sơn lại cửa sắt. Vào những ngày này, thời tiết khô ráo giúp sơn khô nhanh hơn. Tương đương với đó là mùa khô ở miền Nam cũng giúp cho việc sơn lại cửa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Một số gia đình muốn thay lớp “áo mới” cho cửa sắt để chuẩn bị đón Tết nguyên đán, nên việc này có thể thực hiện vào cuối đông. Chỉ cần chú ý thời tiết trong tình trạng khô ráo là được.

 

Son-lai-cua-sat-2

1.2. Làm sao để biết sơn nào sẽ phù hợp?

Bạn có thể kiểm tra thông tin, đặc tính cũng như nguồn gốc xuất xứ của sơn. Để biết rõ hơn, bạn nên trao đổi với nhà sản xuất, họ sẽ tư vấn dòng sơn nào là phù hợp với yêu cầu của bạn. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu kỹ thông tin cũng giúp bạn biết được dòng sơn này có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mọi người hay không.

Xem thêm : Sơn lại lan can 1 cách dễ dàng

1.3. Xem xét tình trạng hoen rỉ cửa sắt

Dựa vào tình trạng cửa sắt bị rỉ ở mức độ nào, chúng ta có thể ước chừng được lượng sơn, dụng cụ thực thi và có cách sơn đúng, phù hợp để đảm bảo cửa sắt sau khi sơn lại sẽ bền đẹp trong thời gian dài. Tình trạng này được phân chia ở 03 mức độ như sau:

– Mức độ nhẹ: lớp sơn mỏng bắt đầu bong ra, xuất hiện các mảnh rỉ sét nhỏ li ti bám xung quanh, chỉ cần chà xát lên là chúng có thể bay đi.

– Mức độ trung bình: lớp sơn bong ra nhiều hơn, rỉ xuất hiện dày đặc. Các mảnh rỉ sét có kích thước to hơn, màu nâu đen, dùng tay có thể bóp vụn. Đồng thời có hiện tượng oxy hoá bề mặt sắt.

– Mức độ nặng: rỉ sắt bao phủ toàn bộ bề mặt, tình trạng oxy hoá bề mặt sắt nhiều hơn dẫn đến hình thành các vết lõm sâu, ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của cửa sắt.​

 

Cua-sat-bi-hoen-ri

2. Cần chuẩn bị những gì để sơn lại cửa sắt?

Trước khi sơn lại cánh cửa sắt cho chính ngôi nhà mình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số những vật dụng thiết yếu như:

– Giấy đánh nhám hoặc bàn chải sắt

– Thép và mỏ hàn

– Chổi phủi bụi

– Xăng hoặc dung môi (nếu cần)

– Chổi quét sơn, con lăn sơn nhỏ hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp

– Sơn lót chống gỉ sét, sơn dầu, sơn phủ màu của iNDU tùy chọn

 

Lúc này, bạn có thể tự tay tiến hành sơn cổng sắt theo các bước đơn giản như sau:

3. Quy trình sơn cửa sắt cũ

Nếu không có thời gian thực hiện hoặc ngại tiếp xúc với sơn, bạn có thể thuê thợ ở ngoài với báo giá sơn lại cửa sắt hợp lý. Bên cạnh đó, bạn có thể tự tay sửa sang lại cửa sắt cho ngôi nhà mình – đây chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng thú vị

3.1. Bước 1: Tiến hành làm sạch bề mặt sắt

Với tình trạng cửa sắt bị rỉ ở mức độ nhẹ và trung bình, hãy sử dụng giấy nhám loại bỏ lớp sơn cũ đã bị phồng rộp, hư hỏng. Đồng thời, đánh sạch tất cả những vết gỉ sét trên cửa sắt để bề mặt có được độ mịn, độ bám dính tốt nhất. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh vì có thể ảnh hưởng đến mề mặt sắt chưa bị oxy hoá.

Với tình trạng rỉ nặng, không chỉ làm sạch bề mặt cửa sắt, bạn cần sử dụng mỏ hàn để làm đầy những vết lõm bị khoét sâu. Khi đó bề mặt sẽ được bằng phẳng trở lại.

Nếu cửa sắt có dính các tạp chất cứng đầu như dầu mỡ, hãy sử dụng xăng hoặc các dung môi hoà tan để lau sạch tạp chất này.

Xem thêm : Cách xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Cao-sach-ri-sat

 

Có thể thấy rằng, khâu đánh giấy nhám là khá quan trọng, bạn không nên xem thường và cần phải rất chú tâm trong các thao tác. Nếu không làm tốt bước này, hiệu quả bảo vệ của lớp sơn tiếp theo đối với bề mặt sắt sẽ bị giảm, bởi vậy mà bạn có thể phải sơn lại cửa mỗi năm một lần.

3.2. Bước 2: Quét lên bề mặt sắt lớp sơn lót chống gỉ

Sau khi hoàn thành khâu loại bỏ bụi bẩn và tạp chất cho bề mặt cửa sắt, bạn hãy tiến hành quét sơn lót chống gỉ lên trên. Sơn chống gỉ chỉ nên quét một lần. Khi quét sơn chống gỉ cho sắt, chúng ta cần sơn đều tay và đảm bảo lớp sơn này phủ đều trên bề mặt.

Vai trò của sơn lót là lớp chống rỉ cho bề mặt sắt, từ đó hạn chế tình trạng oxy hoá dẫn đến hoen rỉ và hư hỏng cửa sắt. Đồng thời, lớp sơn lót còn tạo độ bám dính cho lớp sơn phủ tiếp theo. Nó còn giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn ngoài.

Lúc này, chúng ta hãy chờ đợi lớp sơn lót khô hoàn toàn. Sơn khô hoàn toàn là khi bạn sờ tay vào lớp sơn mà không thấy bị dính tay là được.

Xem thêm : Làm sao để sơn nhanh khô

3.3. Bước 3: Dùng sơn dầu, sơn phủ để quét lên bề mặt sắt

Khi lớp sơn chống gỉ đã khô, bạn chỉ cần tiến hành quét lớp sơn phủ lên trên là được. Bạn có thể quét thêm lớp sơn phủ thứ 2 cho cửa sắt nếu bạn thấy chỉ quét một lớp bảo vệ là chưa đủ. Tuy nhiên, nếu sử dụng sơn chất lượng tốt thì bạn chỉ cần quét 1 lớp phủ thôi mà không cần dặm thêm lớp sơn nào nữa, vì trước đó bạn đã có 1 lớp sơn lót rồi.

Sơn phủ không chỉ là “lớp áo” bảo vệ ngoài cùng, mà còn là lớp sơn quyết định đến màu sắc cho cửa sắt nhà bạn. Do đó, khi quét sơn phủ bạn cần lưu ý phải thật đều tay để lớp sơn được nhẵn mịn, đồng đều, không bị đọng lại thành giọt gây mất thẩm mỹ cho cổng sắt mà bạn vừa sơn lại.

 

Son-lai-cua-sat-3

 

Bạn có thể dùng chổi quét sơn hoặc máy phun sơn chuyên dụng ở bước này. Và đừng quên vệ sinh lại dụng cụ sau khi sơn xong bằng xăng dầu để có thể bảo tồn và tái sử dụng cho lần sau.

– Máy phun sơn giúp lớp sơn phủ đều và mịn hơn, tốn ít nhân công và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nó không phải là vật dụng sẵn có đối với mọi nhà.

– Với giá thành chỉ vài chục nghìn, bạn dễ dàng sở hữu 01 chổi quét sơn tiện dụng. Khi dùng chổi quét, hãy chú ý sơn đều tay để mang lại hiệu quả và thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Xem thêm : Cách xử lý khi sơn bị loang màu

4. Chi phí cho 01 lần sơn sửa cửa sắt

Nếu bạn thuê ngoài, thì giá sơn cửa sắt cũ dao đồng từ 80.000 – 150.000đ/m2, bao gồm cả phí dịch vụ cho thợ và nguyên vật liệu.

Nếu tự tay sơn lại cửa sắt, chi phí này có thể tiết kiệm hơn khi bạn chỉ cần phải bỏ tiền mua sơn. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kĩ để lựa chọn đúng loại sơn phù hợp, tránh bị lãng phí nếu mua nhầm sơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị đủ dụng cụ sơn.

5. Những lưu ý khi tiến hành sơn lại cửa sắt

Để có việc sơn cửa sắt cũ có hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

– Trải một tấm lót bằng giấy hoặc mảnh vải cũ xuống bên dưới cửa sắt để tránh bị sơn nhỏ giọt xuống sân nhà, sàn nhà. Nếu không, bạn sẽ mất công phải vệ sinh lại sau khi cửa sắt hoàn thiện.

– Bạn nên bịt khẩu trang trong quá trình làm, vì bụi từ rỉ sét hoặc mùi sơn khi tiếp xúc quá gần có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp. Bạn có thể mặc đồ bảo hộ (hoặc quần áo đã cũ), kính bảo hộ, găng tay để tránh bị sơn dính vào.

– Hãy đảm bảo rằng, nền nhà không dễ bị trơn trượt để hạn chế tai nạn nhỏ có thể xảy ra.

Luu-y-khi-son-lai-cua-sat

 

Như vậy, với những bước làm khá nhanh gọn và dễ dàng trên đây, không chỉ sơn lại cửa sắt cũ, bạn hoàn toàn có thể tự tay trang hoàng cho hàng rào, lan can sắt của gia đình được bền đẹp trước những tác động gây hại của môi trường bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Những sai lầm khi sử dụng sơn sắt mạ kẽm

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart