Kỹ thuật sơn gỗ

Những lỗi thường gặp trong kỹ thuật sơn gỗ và cách khắc phục

Sơn gỗ là công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất, tuy nhiên kể cả thợ sơn mới vào nghề hay thợ sơn có kinh nghiệm thì đôi khi cũng sẽ gặp phải những sai lầm trong khi sơn, dưới bài viết này Sơn G8 sẽ nêu một số lỗi thường gặp về kỹ thuật sơn gỗ và cách khắc phục.

1. Bề mặt sơn bị nổi bọt khí

Nguyên nhân:

– Lỗi chủ yếu là chỉnh sai súng phun sơn, chỉnh ít khí quá hoặc thừa khí đều dẫn đến hiện tượng này

– Chất đóng rắn quá nhiều khiến màng sơn đóng cứng quá nhanh làm khí không kịp thoát ra ngoài.

– Lớp sơn lót trước chưa kịp khô đã sơn các lớp tiếp theo.

 

Cách khắc phục:

– Chỉnh lượng khí cho phù hợp ở súng phun.

– Chỉnh lại tỉ lệ pha chất làm cứng trong sơn cho phù hợp.

– Để thời gian cho các lớp sơn khô rồi mới sơn lớp tiếp theo.

2. Bề mặt sơn bị nứt chân chim

Son-bi-nut-chan-chim

 

Nguyên nhân:

– Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do lớp lót hay lớp bã chưa khô, hoặc do lớp sơn lót quá dày

– Sử dụng dung môi khác hệ với sơn.

– Mặt sơn chưa đủ thời gian hồi ẩm đã tiếp tục gia công.

Xem thêm: Phương pháp xử lý bề mặt gỗ

Cách khắc phục:

– Nên đảm bảo các lớp sơn khô hẳn rồi mới sơn lớp kế tiếp, không nên sơn quá dày.

– Nên sử dụng dung môi cùng hệ hay một nhà cung cấp.

– Để mặt gỗ công nghiệp có thời gian hồi ẩm sau khi sấy.

– Lựa chọn nhãn hiệu sơn uy tín. Mua hàng chính hãng, không mua hàng giả hàng kém chất lượng.

3. Bề mặt sơn bị sần như vỏ cam

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính có thể là do sơn không đều tay, chỗ dày, chỗ mỏng, những chỗ bị nhăn thường là chỗ có sơn quá dày. Hoặc hỗn hợp sơn không được khuấy đều.

 

Cách khắc phục:

– Sơn mỏng đều tay, không phun ép.

– Pha sơn theo đúng tỉ lệ khuyến cáo trên bao bì hướng dẫn.

– Điều chỉnh lại lượng gió súng phun cho hợp lý.

4. Sơn bị chảy

Son-bi-chay

 

Nguyên nhân:

– Nguyên nhân chính là do di chuyển súng phun không đều dẫn đến sơn bị dày quá, chảy thành dòng.

– Chỉnh súng phun không đều dẫn đến lượng chất lỏng chảy ra nhiều hơn so với lượng khí nên sơn bị chảy.

– Lớp sơn trước chưa kịp khô đã sơn đè lên lớp mới dẫn đến hiện tượng chảy xệ.

 

Cách khắc phục:

– Chỉnh lại súng phun cho phù hợp, cân đối giữa chất lỏng và khí thoát ra.

– Nên để tấm gỗ nằm ngang thay vì dựng đứng để sơn.

5. Bề mặt sơn có bụi li ti

Nguyên nhân:

– Do để chung sản phẩm hoàn thiện gần với khu vực sơn dẫn đến việc để bụi bám vào sản phẩm.

– Do xưởng sơn quá bụi, gần khu vực làm mộc thô khiến bụi bay và dính vào sản phẩm.

– Vệ sinh bề mặt chưa kỹ trước khi sơn.

 

Cách khắc phục:

– Khi sơn đánh bóng gỗ xong nên đưa sản phẩm ra khu vực riêng, không để chung phòng với những sản phẩm dở dang.

– Có khu vực riêng để sơn, cách ly riêng với khu vực làm mộc thô, vệ sinh sạch sẽ khu vực sơn thường xuyên

Xem thêm: Sơn PU là gì? Sử dụng sơn PU như thế nào cho hiệu quả?

6. Hiện tượng đục trắng màng sương

Nguyên nhân:

Hiện tượng đục trắng màng sương hay còn gọi là mốc sương bề mặt thường do độ ẩm gây ra.

– Do độ ẩm cao, hơi nước trong không khí hấp xuống bề mặt sơn (giống hình ảnh hà hơi vào mặt kính), phun phủ dày hoặc pha sơn loãng. Đặc biệt khi trời nồm, độ ẩm cao.

– Do độ ẩm nền phôi cao (lớp sơn trước chưa khô, phun trong thời tiết ẩm, hoặc gỗ còn nhiều dầu hoặc ướt), khi phun phủ sơn lên sẽ kích thích độ ẩm bay hơi thoát lên, hơi nước càng nhiều màng sơn càng đục.

– Do hơi nước có trong hệ thống máy nén khí, đường dẫn hơi.

– Do dung môi khô nhanh (bay hơi nhanh), dùng dung môi không tiêu chuẩn (chứa hàm lượng nước cao) hoặc sử dụng dung môi tái chế vào trong việc sản xuất sơn thành phẩm.

 

Cách khắc phục:

– Sử dụng dung môi tiêu chuẩn

– Phun sơn mỏng (thành nhiều lớp). Không phun ép quá dày.

– Chờ lớp sơn trước khô mới phun sơn lớp tiếp theo.

7. Màng sơn bị co nhăn, rạn nứt, bong tróc

Mang-son-bong-troc

 

Nguyên nhân

Do liên kết màng sơn yếu, đàn hồi kém và các yếu tố không đạt tiêu chuẩn:

– Do gỗ ướt hoặc độ ẩm quá cao (tiêu chuẩn độ ẩm khoảng 18%)

– Do dùng các chất liệu bả kẹt liên kết yếu, hoặc lót NC cho thêm bột độn, độ xốp cao xả nhám không kỹ…gây ra nền lót liên kết yếu, khi phủ lớp sơn tiếp sau sẽ bị phá huỷ liên kết màng.

– Do dùng các chất liệu sơn không phù hợp để pha làm dung dịch phun màu NC như các loại lót phổ thông, hoặc chỉ pha tinh màu NC với dung môi…gây ra lớp màu bám kém, bị phá huỷ liên kết khi phun lớp tiếp sau.

– Do phun lót để lâu ngày, hoặc không xả nhám, nhám không đạt chuẩn…gây ra liên kết giữa 2 lớp sơn kém bền vững.

– Do sử dụng sản phẩm kém chất lượng làm nền lót không đạt tiêu chuẩn bám dính.

– Do dùng các dòng sơn dễ bị thẩm thấu (như dòng sơn dầu) làm nền rồi phủ thêm lớp bảo vệ, liên kết màng cũng bị phá vỡ gây ra rộp nứt.

– Do lựa chọn không đúng ứng dụng (như dùng sơn phổ thông trong nhà cho sản phẩm ngoài trời)…

 

Cách khắc phục:

– Đảm bảo bề mặt gỗ khô hoàn toàn, không bám bụi, dầu nhớt… trước khi phun sơn.

– Sử dụng bả lau G8 để lấp ghim đối với gỗ tự nhiên có ghim sâu.

– Sử dụng đồng bộ sơn lót, sơn phủ, chất làm cứng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

 

Tổng kết

Việc gặp phải những lỗi khi sơn là điều không mong muốn. Những lỗi này có thể có nguyên nhân do kỹ thuật sơn gỗ của người thợ hoặc tác động của các yếu tố bên ngoài gây ra. Nếu bạn gặp phải những lỗi thường gặp như trên hay lỗi khác trong khi sơn thì hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 59 99 88 để nghe giải đáp từ chuyên viên tư vấn của Sơn G8 nhé!

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart