quy trình sơn pu

Hướng dẫn quy trình sơn PU tiêu chuẩn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn PU dành cho đỗ gỗ. Tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất đối vời từng dòng sản phẩm, chất liệu gỗ mà người sử dụng có quy trình và cách pha chế sơn phù hợp. Dưới đây là quy trình sơn PU nhãn hiệu sơn G8 – một trong các nhãn hiệu sơn gỗ phổ biến nhất trên thị trường.

[lwptoc skipHeadingLevel=”h1,h4,h5,h6″]

1. Quy trình sơn PU đạt chuẩn

Tất cả các sản phẩm sơn gỗ trang trí, về cơ bản đều áp dụng quy trình hoàn thiện sơn theo 03 công đoạn:

1.1. Xử lý nền lót

Mục đích: Làm phẳng, nhẵn, sửa khuyết tật phôi sản phẩm, lấp đầy tom gỗ, tạo lớp liên kết giữa bề mặt gõ và các lớp sơn sau.

Yêu cầu tiêu chuẩn: Phần nền lót được trà nhám trước khi phun sơn, đảm bảo độ bám dính, khả năng đàn hồi tốt trước độ giãn nở của gỗ, các tác động của môi trường.

Chú ý: Tùy thuộc vào loại gỗ và chất lượng sơn để phun tối thiểu 2 lần lót hay nhiều hơn, đảm bảo độ dày lớp sơn lót sau khi trà nhám có đô dày còn lại 120 micromet (tương đương 1 lớp sơn ướt).

>>>>>Xem thêm: Cách chọn sơn gỗ đầy đủ từ A – Z

1.2. Xử lý màu

Mục đích: Tạo lớp màu theo yêu cầu về thẩm mỹ.

Yêu cầu tiêu chuẩn:

– Lớp sơn màu được phủ lên lớp sơn lót đã được trà nhám mịn

– Lớp sơn màu phải đảm bảo độ bám dính, liên kết tốt với nền sơn lót, không dùng các loại sơn không được chỉ định pha làm dung dịch sơn phun màu đối với nhóm sản phẩm Clear

– Sử dụng tinh màu NC: Lựa chọn đúng chất liệu màu theo môi trường sử dụng trong nhà hay ngoài trời

– Đối với sơn màu past (hệ phủ màu) như sơn trắng thì công đoạn xử lý màu thông thường là công đoạn hoàn thiện sản phẩm

1.3. Phủ bảo vệ (hoàn thiện)

Mục đích: Phủ lớp sơn (bóng hoặc mờ) đủ tính năng bảo vệ sản phẩm và các yêu cầu thẩm mỹ.

Yêu cầu tiêu chuẩn: Độ dày màng film sơn khô không dước 120 micromet.

Chú ý:

– Dùng đúng chủng loại sơn phủ bảo vệ trong môi trường sử dụng trong nhà hay ngoài trời

– Nhóm sơn ngoài trời được sử dụng cho tất cả các sản phẩm trong nhà và ngoài trời, không dùng sản phẩm sơn trong nhà cho sản phẩm ngoài trời

 

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các lỗi thường gặp trong kĩ thuật sơn PU

2. Công thức pha chế hệ sơn G8 trong nhà

Bước 1:

– Trà nhám, vệ sinh phôi sản phẩm.

– Nếu là gỗ có tom sâu (lim, sồi…) dùng lăn lau lấp ghim hoặc nguyên liệu lau bả như B25 lau, quét, bả cho đầy ghim gỗ hoặc quét sơn lót NC. Sau đó xả nhám sạch bề mặt.

– Lau 1 lớp dầu màu lau (khi cần nổi thêm vân gỗ).​

 

Bước 2: Lót PU 308 KD tối thiểu 1 lần.

Bước 3: Sơn phủ mờ hoặc sơn bóng.

>>>>>Xem thêm: Sơn trắng 2K G8 Platinum

Hi vọng rằng, những thông tin về quy trình sơn PU tiêu chuẩn ở trên sẽ giúp ích cho bạn khi làm việc. Hay chia sẻ thêm kinh nghiệm của bạn về chủ đề này nhé, hoặc chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích với những ai đang quan tâm, tìm kiếm một quy trình cho sơn PU gỗ bài bản nhất.

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart