Sơn pu là gì?

Sơn PU là gì? Quy trình sơn PU như thế nào cho hiệu quả?

Đồ dùng nội thất bằng gỗ tự nhiên luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng. Tuy nhiên, để phát huy hết vẻ đẹp của gỗ, cũng như để bảo vệ bề mặt gỗ được tốt hơn, người ta sẽ dùng một loại sơn hoàn thiện quết lên trên bề mặt – Sơn PU. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của sơn PU qua bài viết này nhé.

1. Sơn PU là gì?

Sơn PU (Polyurethane) là một loại sơn có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày như đánh bóng và bảo vệ bề mặt gỗ, ngoài ra còn có thể làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi, được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Son-pu-la-gi

Sơn PU có 3 loại thành phần chính:

– Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm của mặt gỗ 

– Sơn màu: tạo độ đẹp cho sản phẩm

– Sơn bóng: làm bề mặt gỗ luôn bóng như mới, không thấm nước và dễ lau chùi hơn

2. Tính chất của sơn PU 

– Có độ bám dính cao

– Độ cứng cao

– Bền màu, không ngả ố và ít phai khi tiếp xúc với môi trường

– Màu sắc tươi, tính thẩm mỹ cao.

– Tạo được độ bóng tốt, giúp nâng giá trị thẩm mỹ cho đồ vật.

3. Các loại sơn PU thường dùng 

3.1. Sơn NC

Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer): Là sơn tổng hợp chất lượng cao một thành phần, tiện dụng để trang trí và bảo vệ cho đồ gỗ nội thất. 

Ưu điểm: Nhanh khô, Bám dính tốt, Sử dụng trực tiếp trên bề mặt gỗ mà không cần pha sơn

Nhược điểm: 

– Dễ bị bong tróc khi có ngoại lực tác dụng mạnh

– Bị ngả ố vàng nếu để tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài

– Độ cứng không cao

3.2. Sơn Vinyl

Đây là một loại sơn được sản xuất đặc biệt dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Chủ yếu sơn Vinyl được dùng làm sơn lót và phủ thêm trên bề mặt gỗ hay kim loại, gốm.

Ưu điểm: Nhanh khô, bám dính tốt, màng sơn trong suốt, dễ sử dụng.

Nhược điểm: độ cứng vừa phải

3.3. Sơn giả gỗ

Là loại sơn chuyên dụng dành để tạo màu cho vân gỗ, cũng là phương pháp tạo màu sắc nổi bật cho gỗ nhưng vẫn đảm bảo giữ được nét tự nhiên góp phần tăng thêm giá trị cho sản phẩm. 

Hệ sơn này sử dụng chất liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain (trong suốt) và hệ Glaze (có màu).

3.4 Sơn 2K

Sơn PU 2K là loại được sử dụng giống như các loại sơn thông thường. Tuy nhiên loại này có 2 thành phần trở lên. Về cấu tạo thì loại sơn này kết hợp từ nhựa arcrylic polyol và chất đóng rắn. Đa phần sơn PU 2K được dùng nhiều trên các sản phẩm nội, ngoại thất cao cấp.

Ưu điểm của sơn PU 2K

  • Có độ mịn cao
  • Độ bóng tốt hơn so với những hệ sơn thường
  • Có khả năng bám dính cao nên bền màu, ít bong tróc.
  • Chống trầy xước hiệu quả
  • Có khả năng chống thấm nước tốt nên hay được dùng cho ngoại thất.
  • Ít khi bị ố vàng

Nhược điểm của sơn PU 2K

  • Có thời gian khô lâu hơn
  • Giá thành cao hơn các loại sơn khác
  • Quy trình pha chế phức tạp nên phải có tay nghề, chuyên môn cao.

Xem thêm: Tổng hợp các loại sơn PU phổ biến nhất trên thị trường

4. Cách pha và quy trình sơn PU cho đồ gỗ

4.1. Cách pha sơn PU 

Để có được màu sơn đẹp và bóng các thợ sơn đồ gỗ nội thất thường pha theo tỷ lệ như sau:

Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng

Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)

Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).

4.2. Quy trình sơn PU cho bề mặt gỗ 

Quy trình bao gồm 6 bước:

Bước 1: Làm sạch bề mặt: chà nhám nhẵn mịn cho bề mặt gỗ 

Bước 2: Sơn lót lần 1

Bước 3: Tiếp tục chà nhám và sơn lót lần 2 

Bước 4: Phun tinh màu

Bước 5: Sơn bóng cho bề mặt

Bước 6: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo từ 12 đến 16 tiếng

5. Giá của sơn PU

Hiện nay, sơn PU được sử dụng chủ yếu trong nội thất gỗ dùng để gia công các mặt hàng như giường, tủ, bàn ghế, cầu thang, … tạo nên màu sắc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tùy theo tông màu, tùy tính chất cũng như độ bóng mờ mà mỗi sản phẩm sẽ có một công thức sơn khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí cho công đoạn sơn PU khiến giá sơn PU của mỗi sản phẩm là không hề giống nhau.

Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá thành sơn PU như đơn vị sản xuất, chất lượng sơn, … Vì vậy, để có được bảng báo giá cụ thể thì cần liên hệ đến các đơn vị kinh doanh nội thất hay đơn vị chuyên sơn PU cho sản phẩm.

Trên đây là các thông tin về sơn PU, hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về sơn PU, cách sơn cũng như cách tẩy sơn tại nhà đơn giản. Nếu bạn đang có nhu cầu sơn sửa nội thất bằng sơn PU và cần tìm hiểu cụ thể hơn, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 1900 59 99 88 để được tư vấn hoặc truy cập website https://g8paint.vn/.

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart