Sơn ống kẽm

Kinh nghiệm sơn ống kẽm không bong tróc

Để sơn ống kẽm không bong tróc, người thợ sơn chắc chắn phải hiểu được lí do dẫn đến tình trạng này. Không chỉ vậy, hãy xem ngay chia sẻ về kinh nghiệm sơn ống mạ kẽm trong bài viết sau để công trình bền đẹp theo thời gian nhé.

1. Tại sao ống kẽm dễ bị tróc sơn?

So với kim loại sắt thép truyền thống, sơn thường rất khó bám trên bề mặt kẽm và dễ bị bong tróc sau một thời gian, đặc biệt là những ống kẽm thường dùng cho các công trình xây dựng. Điều này được giải thích như sau:

– Bề mặt kim loại vốn bằng phẳng hơn so với những vật liệu gỗ, nhựa hay bê-tông. Sau khi mạ kẽm thì bề mặt này càng bằng phẳng hơn khiến sơn khó bám.

– Đặc biệt là, cấu trúc mặt ngoài của ống kẽm cũng là yếu tố khiến màng sơn không được bền so với cấu trúc hộp kẽm.

– Nếu không chọn đúng dòng sơn chuyên dụng cho bề mặt mạ kẽm, màng sơn chẳng mấy chốc mà bong ra sau một thời gian ngắn.

– Ngay cả khi đã chọn được dòng sơn chuyên dụng, thợ sơn nếu không nhiều kinh nghiệm hoặc có sai sót về kĩ thuật sơn thì màng sơn cũng khó bám lâu dài.

– Tương tự như những vật liệu kim loại khác, những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến ống kẽm gây ăn mòn, rỉ sét, bong tróc sơn.​

Tìm hiểu thêm: Quy trình sơn hộp kẽm đạt độ bền cao

Ong-kem-bi-troc-son

 

Vậy thì, cách sơn ống mạ kẽm là như thế nào để không lo bong tróc? Hãy xem câu trả lời ngay dưới đây nhé:

2. Kinh nghiệm sơn ống kẽm không lo bong tróc

Quy trình sơn ống kẽm không khác gì so với các bề mặt kim loại thông thường. Bên cạnh đó, thì một vài kinh nghiệm được đúc kết lại bởi những người thợ nhiều năm trong nghề sơn như sau:

– Đối với bề mặt mạ kẽm, người ta thường sử dụng sơn epoxy có khả năng bám dính chặt hơn so với sơn dầu alkyd trong mọi môi trường. Không những vậy, dòng sơn epoxy còn có khả năng chịu nhiệt, chống oxy hoá tốt trước những yếu tố ăn mòn mạnh như: nước mưa, hoá chất, nước biển, nhiệt độ…

– Khi chọn đúng loại sơn mạ kẽm phù hợp, việc còn lại là phụ thuộc vào tay nghề của thợ thi công: Từ kĩ thuật lót sơn hay phủ sơn, sơn nhiều lớp… cũng cần được thực hiện đúng quy trình, đúng tỉ lệ pha trộn.

– Đối với sơn ống mạ kẽm, kĩ thuật sơn bằng súng phun sơn hoặc công nghệ sơn tĩnh điện thường được áp dụng, đặc biệt là các hạng mục công trình lớn để đảm bảo chất lượng bề mặt vật liệu đều màu và được phủ kín sơn toàn bộ.

– Làm sạch bề mặt kẽm trước khi sơn là bước vô cùng quan trọng. Bất kì người thợ nào cũng cần thực hiện một cách kĩ càng, cẩn thận vì bề mặt kẽm càng sạch thì sơn càng bám chắc.

– Dùng sơn lót chống rỉ lên bề mặt kẽm không chỉ tăng thêm lớp bảo vệ cho kim loại, hạn chế oxy hoá mà còn tăng khả năng bám dính của lớp sơn phủ bên ngoài lên bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, đối với sơn chất lượng cao như Sơn sắt mạ kẽm iNDU thì không cần sơn lót mà vẫn bám dính tốt trên ống kẽm – điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí và thời gian thực thi.

Tìm hiểu thêm: Có cần thiết phải sử dụng sơn lót mạ kẽm hay không?

– Có thể tiến hành phủ nhiều lớp sơn bên ngoài (thường chỉ nên phủ tối đa 02 lớp sơn) nhưng phải đảm bảo đúng độ dày của một lớp sơn và thời gian chờ sơn khô trước khi sơn lớp kế tiếp.

– Ngoài ra, để đảm bảo sơn ống kẽm không bong tróc, yếu tố thời tiết cũng cần được để ý. Tuyệt đối tránh những thời điểm có độ ẩm cao trong năm khiến cho màng sơn trở nên kém bền.

Son-ong-kem-khong-lo-troc

Hi vọng rằng, bài viết về sơn ống kẽm trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn sẽ hoàn thành được nhiều công trình lớn nhỏ đẹp toàn diện với dòng sơn cho ống mạ kẽm này.

 

Nguồn: thegioison.vn

Địa chỉ

KM 11 + 500 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

HOTLINE

0969.808.669

Tải app ứng dụng vnstar!

google-play
app-store
0969808669
X
Add to cart